Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm ở đại tràng (còn được gọi là ruột già). Bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày vì hàng loạt các triệu chứng như: Đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần,… Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng các cách chữa viêm đại tràng tại nhà sau.
Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống có liên quan mật thiết đến tình trạng bệnh viêm đại tràng. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý ăn uống và sinh hoạt khoa học để không làm bệnh nặng hơn.
Người bệnh viêm đại tràng thường xuyên gặp các triệu chứng: Đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu,… Ngoài ra, còn có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi,… Nếu kéo dài dễ dẫn đến thiếu dinh dưỡng, sụt cân. Vì vậy, trong chế độ ăn của người viêm đại tràng cần chú ý bổ sung các thực phẩm giúp hỗ trợ tiêu hóa. Đồng thời, vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.
- Ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Chế biến ít dầu mỡ.
- Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất từ rau củ quả như uống nước ép trái cây,…
- Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3: Omega 3 giúp giảm viêm và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của viêm đại tràng. Các thực phẩm giàu Omega – 3 như: Cá thu, cá hồi, cá trích,…
Bên cạnh đó, người viêm đại tràng còn cần phải chú ý nên tránh một số thực phẩm sau:
- Đồ uống có ga, rượu bia, cà phê, thuốc lá.
- Các món ăn chế biến nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
- Các món ăn tái, sống như: Tiết canh, rau sống, gỏi,…
- Thức ăn nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt.
- Thức ăn sử dụng nhiều gia vị cay (ớt, tiêu), thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối.
Tập luyện thể dục phù hợp
Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày là cách nâng cao sức khỏe cần thiết đối với mỗi người. Người bị viêm đại tràng nên tập những bài tập thể dục vừa sức để hỗ trợ cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Đồng thời, giúp giảm stress, căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái,… Một số bài tập thể dục phù hợp với người bệnh viêm đại tràng như:
- Đi bộ nhanh: Người bệnh có thể thực hiện đi bộ nhanh khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày. Bài tập này giúp tăng cường khả năng co bóp của đường ruột, giảm tình trạng táo bón.
- Đạp xe: Để hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, bạn có thể chọn đạp xe từ 10 – 15 phút mỗi ngày.
- Yoga: Các động tác yoga giúp cải thiện các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu,… như: Hít thở, điều hòa, vặn mình, tư thế cánh cung,…
Liệu pháp cải thiện tâm lý
Stress, căng thẳng kéo dài là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh viêm đại tràng. Vì vậy, các biện pháp giúp cải thiện tâm lý giúp hỗ trợ chữa viêm đại tràng tại nhà. Một số cách cải thiện tâm lý người bệnh có thể tham khảo như:
- Ngủ đủ giấc và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hàng ngày.
- Quản lý công việc hiệu quả để tránh áp lực, stress.
- Tập thở, thiền. Sau 1 – 2 tiếng làm việc căng thẳng, bạn chỉ cần hít thở sâu hoặc ngồi thiền 5 – 10 phút cũng giúp tinh thần thoải mái hơn rất nhiều.
Cách chữa viêm đại tràng tại nhà bằng các thảo dược
Một số thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện viêm đại tràng thường được sử dụng như: Mật ong và nghệ, nha đam, lá vối, lá ổi,… Cụ thể như sau:
Mật ong và nghệ
Mật ong có công dụng bổ tỳ vị, giúp giải độc, kháng khuẩn và bổ sung cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nghệ có chứa Curcumin giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm lành vết loét. Vì vậy, mật ong và nghệ là phương pháp hiệu quả trong các cách chữa viêm đại tràng tại nhà. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:
- Đối với nghệ tươi: Dùng 50g đem cạo vỏ, rửa sạch, giã lấy nước. Đem nước nghệ thu được trộn với 3 thìa mật ong. Ngày uống 2 lần trước ăn.
- Đối với bột nghệ: Dùng 2 thìa cà phê bột nghệ trộn đều với 1 – 2 thìa mật ong và sử dụng. Kiên trì áp dụng khoảng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Củ riềng
Củ riềng không những là gia vị trong nấu ăn mà còn thường được dùng khi bị viêm đại tràng. Theo Đông y, Riềng có vị cay, tính ấm và có công dụng ôn trung tán hàn, tiêu thực, giảm đau, kiện tỳ vị,… Nhờ vậy, sử dụng riềng cũng là cách chữa viêm đại tràng tại nhà. Các bước thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: Riềng và lá lốt, mỗi thứ 20g.
- Thực hiện: Riềng và lá lốt đem đi làm sạch. Sau đó, riềng thái nhỏ. Tiếp theo, cho cả 2 nguyên liệu trên vào ấm sắc thuốc. Thêm nước, đun sôi khoảng 3 phút rồi tắt bếp. Sau khoảng 20 phút là có thể uống. Mỗi lần uống 1 bát nhỏ, dùng dần trong ngày.
Lá ổi
Khi bị viêm đại tràng rất thường gặp triệu chứng tiêu chảy. Và uống nước sắc lá ổi là cách để giảm tiêu chảy.
- Cách làm như sau: Dùng 50g búp lá ổi, rửa sạch cho vào nồi cùng 2 bát nước. Đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 15 – 20 phút là có thể sử dụng. Uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1 chén nhỏ và sử dụng hết trong ngày.
Vừng đen
Vừng đen hay còn gọi là mè đen giúp kháng viêm, chứa chất chống oxy hóa và giàu Omega 3. Nhờ vậy, giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm loét đại tràng rất tốt. Các cách chữa viêm đại tràng tại nhà bằng vừng đen như sau:
- Cách 1: Rang vừng đen để ăn cùng cơm là cách đơn giản nhất.
- Cách 2: Uống nước vừng đen rang cùng mật ong. Dùng 1 thìa vừng đen rang cùng nửa thìa mật ong, pha vào trong nước và uống. Một ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 cốc.
- Cách 3: Trộn 1 thìa vừng đen rang với ¼ thìa mật ong, sau đó ăn hỗn hợp này, chú ý hãy nhai thật kỹ. Ngày ăn 2 lần, duy trì thực hiện hàng ngày trong ít nhất 1 tháng.
Lá vối
Lá vối có tác dụng kháng khuẩn nhờ một số thành phần tương tự như kháng sinh. Hơn nữa, lá vối còn giúp bảo vệ niêm mạc ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giảm đau do đại tràng co thắt,… Để dùng lá vối trong việc hỗ trợ chữa viêm đại tràng tại nhà, người bệnh có thể hãm nước lá vối để uống. Uống thay nước lọc hàng ngày.
Lá mơ lông
Lá mơ lông vị đắng, tính mát, có công dụng hỗ trợ kháng khuẩn. Đồng thời hỗ trợ giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu,… của viêm đại tràng. Cách làm rất đơn giản như sau: Dùng lá mơ lông, rửa sạch và thái nhỏ. Sau đó trộn cùng 2 lòng đỏ trứng gà và đem rán hoặc hấp để ăn cùng cơm.
Nha đam
Nha đam có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn nên thường được dùng cho người viêm đại tràng. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: 5 lá nha đam tươi, mật ong.
- Cách làm: Lá nha đam đem rửa sạch, gọt vỏ, lấy phần trắng bên trong, rửa sạch để loại bớt chất nhầy. Sau đó đem xay nhuyễn lấy nước. Trộn nước nha đam đã xay nhuyễn với mật ong là có thể uống. Chia thành 1- 2 lần uống mỗi ngày, mỗi lần khoảng 30ml.
Củ sen
Củ sen có chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và giúp lợi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, củ sen còn giúp phòng ngừa tiêu chảy hoặc táo bón. Cách dùng củ sen cho người bị viêm đại tràng rất đơn giản. Bạn có thể nấu cháo củ sen để ăn, một tuần ăn 2 – 3 bữa.
Quả sung
Tương tự như củ sen, quả sung cũng giàu chất xơ và giúp cải thiện các tình trạng tiêu chảy, táo bón và bệnh viêm đại tràng. Người bệnh có thể nướng quả sung đến khi cháy nhẹ, sau đó đem hãm với nước để uống.
Khi nào cần đi khám tại các cơ sở y tế
Khi có dấu hiệu của viêm đại tràng thì nên đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế để có hướng xử trí kịp thời. Bởi vì, viêm đại tràng nếu kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Thậm chí là ung thư đại tràng. Hãy đi khám tại cơ sở y tế nếu thấy thay đổi liên tục trong thói quen đi vệ sinh của mình. Hoặc nếu bạn có các dấu hiệu và như:
- Đau bụng thường xuyên.
- Phân lẫn nhầy hoặc máu.
- Tiêu chảy liên tục, cơ thể không đáp ứng với thuốc điều trị tiêu chảy.
- Chán ăn, sụt cân.
- Sốt cao không rõ nguyên nhân.
Trên đây là những cách chữa viêm đại tràng tại nhà mà người bệnh có thể tham khảo. Hy vọng, bài viết này sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần thêm thông tin, hãy liên hệ với nhãn hàng An Vị Tràng TW3 qua tổng đài miễn cước: 1800.1286 để được tư vấn.