Chướng bụng đầy hơi và những điều cần biết

Chướng bụng đầy hơi là các triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chướng bụng đầy hơi qua bài viết sau.

Chướng bụng đầy hơi là gì?

Chướng bụng, đầy hơi là tình trạng căng tức bụng, thường xuất gặp ở nhiều người. Nguyên nhân có thể do thói quen ăn uống hoặc một số bệnh lý đường tiêu hóa gây nên. 

Tình trạng này có thể đi kèm một số triệu chứng khác khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. 

Để cải thiện, người bệnh cần xác định được nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp.

Chướng bụng, đầy hơi là tình trạng căng tức bụng
Chướng bụng, đầy hơi là tình trạng căng tức bụng

3 nhóm nguyên nhân phổ biến gây bệnh

3 nhóm nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi gồm: Thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học, do bệnh lý hoặc một số nguyên nhân khác.

Thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học

Thói quen ăn uống không khoa học sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa. Các thói quen gây ra triệu chứng chướng bụng, đầy hơi điển hình như:

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng đường cao: Các thực phẩm chứa hàm lượng cao gây khó tiêu như: Cần tây, súp lơ, hành tây, giá đỗ,…
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều fructose: Fructose có hàm lượng cao trong một số loại quả như nho, mận, dưa hấu, lê,… Khi ăn quá nhiều các loại trái cây này dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Do đó, bạn vẫn có thể ăn nhưng chỉ ăn một lượng vừa phải.
  • Ăn nhiều thực phẩm khó tiêu: Một số thực phẩm gây khó tiêu, đầy chướng bụng gồm: Các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,…
  • Ăn thức ăn dầu mỡ: Khoai tây chiên, gà rán, các món ăn nhiều dầu mỡ… sẽ gây khó tiêu, đầy chướng bụng khi ăn quá nhiều. Hơn nữa, nhóm đồ ăn này còn làm tăng nguy cơ béo phì.
  • Uống nhiều đồ uống có gas: Các loại nước ngọt có gas, các loại bia,… gây đầy bụng và ợ hơi.
  • Nhai kẹo cao su nhiều: Sorbitol, xylitol hay mannitol trong kẹo cao su dễ tạo khí gây khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi. Vì thế, không nên ăn quá nhiều kẹo cao su.
  • Thói quen: Ăn quá no, quá nhanh, nằm ngay sau ăn,… là những thói quen xấu ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp gây tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng gồm:

Một số nguyên nhân khác

Tình trạng đầy hơi, chướng bụng còn do một số nguyên nhân khác như:

  • Lạm dụng kháng sinh: Lạm dụng kháng sinh sẽ tiêu diệt cả lợi khuẩn gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Hơn nữa, đây cũng là lý do có thể khiến chức năng đại tràng suy giảm.
  • Tác dụng phụ của một số thuốc: Thuốc giảm đau, chống viêm, tránh thai,… là những thuốc có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa gây khó tiêu.
  • Tình trạng không dung nạp thực phẩm: Nhiều trường hợp trẻ nhỏ uống sữa bị đi ngoài, xì hơi nhiều. Nguyên nhân là hàm lượng lactose nhất định có trong một số loại sữa. Khi vào cơ thể, chúng lên men và tạo khí, dẫn tới đầy hơi.
Lạm dụng kháng sinh sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi ở đường ruột
Lạm dụng kháng sinh sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi ở đường ruột

Những biểu hiện của tình trạng đầy hơi, chướng bụng

Các biểu hiện và triệu chứng mắc kèm của tình trạng đầy hơi, chướng bụng gồm:

  • Chướng bụng: Tình trạng bụng căng tức, phình to ngay cả khi không ăn uống.
  • Đầy hơi: Đầy hơi thường biểu hiện bằng các dấu hiệu: Ợ hơi, xì hơi liên tục kèm cảm giác no bụng.
  • Khó tiêu: Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau bụng và chán ăn do tiêu hóa kém thức ăn.
  • Các triệu chứng khác kèm theo: Một số triệu chứng khác kèm theo như: Buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi,…

Ai dễ mắc chướng bụng, đầy hơi

Chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi thường gặp ở những người:

  • Người cao tuổi: Người cao tuổi thường gặp phải chứng chướng bụng, đầy hơi do: Chức năng hệ tiêu hóa suy giảm, giảm vận động, chế độ ăn ít chất xơ, uống không đủ nước,…
  • Trẻ em: Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn chỉnh nên thường dễ bị khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. 
  • Người có thói quen ăn uống không khoa học: Người ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, ít vận động, rượu bia nhiều,…

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Thay đổi chế độ ăn sẽ cải thiện chướng bụng, đầy hơi do những thói quen không lành mạnh. Tuy nhiên, một số trường hợp, tình trạng này là do nguyên nhân bệnh lý. Bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay nếu chướng bụng đầy hơi kèm theo một số triệu chứng sau:

  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Đi đại tiện nhiều lần trong ngày.
  • Phân có dính máu hoặc nhầy hoặc có dấu hiệu bất thường.
  • Buồn nôn, nôn nhiều lần.
  • Thường xuyên đau bụng dữ dội.
  • Mệt mỏi, sút cân nhanh mà không rõ nguyên nhân.
  • Táo bón lâu ngày.
Bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường
Bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường

Cách điều trị chướng bụng, đầy hơi

Chướng bụng, đầy hơi ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách điều trị phù hợp.

Các thuốc Tây y trong điều trị

Một số nhóm thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày: Nhóm này được dùng trong những trường hợp đầy hơi, chướng bụng do dư thừa axit trong dạ dày. Ví dụ: Maalox plus, pepsane, Phosphalugel…
  • Nhóm thuốc ức chế bơm proton: Nhóm thuốc này giúp giảm tiết axit dịch vị. Do đó, giúp hạn chế các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, trào ngược. Ví dụ: Omeprazol hoặc lanzoprazol, pantoprazol, rabeprazol, esomeprazol…
  • Nhóm thuốc kháng Histamin H2: Đây là nhóm thuốc ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày. Từ đó giúp giảm tiết axit dịch vị nên giảm triệu chứng ợ chua, trào ngược,… Ví dụ: Ranitidin, cimetidin,…
  • Nhóm thuốc điều hòa sự co bóp của dạ dày: Trường hợp dạ dày co bóp kém khiến thức ăn từ dạ dày xuống ruột non chậm lại. Từ đó, dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Khi đó, dùng nhóm thuốc này sẽ giúp tăng trương lực dạ dày, đẩy thức ăn xuống ruột già, cải thiện tiêu hóa. Ví dụ: Metoclopramid, Domperidon…
  • Men tiêu hóa: Các trường hợp rối loạn tiêu hóa gây chướng bụng, đầy hơi có thể dùng men tiêu hóa. Các men tiêu hóa thường được dùng ngay sau hoặc cùng bữa ăn.

Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà cần tuân theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế.

Bạn không được tự ý dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế
Bạn không được tự ý dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế

Các phương pháp dân gian đơn giản giúp cải thiện chướng bụng, đầy hơi

Một số phương pháp dân gian đơn giản, dễ làm giúp cải thiện tình trạng này gồm:

Tỏi

Tỏi giúp kích thích hệ tiêu hóa nên thường được dùng để cải thiện chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Cách làm:

  • Cách 1: Bọc 1 củ tỏi đã nướng vào miếng băng gạc mỏng. Sau đó đặt lên rốn. Cách này giúp người bệnh xì hơi sau vài phút nên bụng sẽ thấy dễ chịu.
  • Cách 2: Giã nát 30g tỏi đã bóc vỏ, trộn đều với 5g đường kính hoặc đường phèn. Sau đó hòa vào 60ml nước sôi ấm. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 30 ml.

Bạc hà

Bạc hà có chứa Menthol giúp làm tan các khí hơi và cải thiện tiêu hóa.

Cách làm:

  • Cách 1: Nhai trực tiếp lá bạc hà hoặc giã lấy nước uống.
  • Cách 2: Dùng 1 muỗng lá bạc hà pha với 150ml nước sôi, để 15 phút và uống hàng ngày.

Gừng

Tương tự như tỏi, gừng cũng giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi.

Cách làm:

  • Cách 1: Cho vài lát gừng tươi mỏng (gừng đã cạo vỏ, rửa sạch) vào cốc nước ấm. Khuấy đều và uống. Sau khoảng 15 – 20 phút, triệu chứng chướng bụng, đầy hơi sẽ được cải thiện.
  • Cách 2: Ngâm 1 củ gừng tươi đập dập (đã cạo vỏ, rửa sạch) vào 1 cốc nước nóng trong 30 phút. Sau đó thêm 1 thìa mật ong, khuấy đều. Uống sau ăn, ngày uống 2 – 3 lần.
Gừng giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Gừng giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Lá ổi

Lá ổi được dùng nhiều trong các trường hợp đầy hơi, chướng bụng. Vì thành phần lá ổi có chứa Tanin giúp giảm dịch nhầy trong dạ dày. Đồng thời, giúp ức chế các vi khuẩn gây chướng khí.

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch 7 – 10 lá ổi non rồi ngâm nước muối.
  • Bước 2: Xay nhuyễn lá ổi non sạch với 1 ly nước lọc.
  • Bước 3: Lọc lấy nước. Ngày uống 2 lần.

Nếu cảm thấy khó uống, bạn có thể pha cùng 1 chút mật ong.

Tía tô

Tía tô giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm khó tiêu, chướng bụng. Người bệnh có thể dùng cháo tía tô hoặc uống nước tía tô để cải thiện tình trạng của mình.

Cách làm:

  • Cách 1: Nấu cháo, sau đó khi gần được thêm tía tô và hành hoa. Ăn vào sáng sớm, khi còn nóng.
  • Cách 2: Xay nhuyễn 30g tía tô sạch và lọc lấy nước uống hàng ngày.

Quế

Quế được dùng nhiều trong các trường hợp khó tiêu, chướng bụng.

Cách làm:

  • Cách 1: Đem 250ml nước đi đun sôi, sau đó thêm 1/2 thìa cà phê bột quế, khuấy đều cho tan bột. Gạn lấy nước uống sau khi ăn.
  • Cách 2: Thêm 1/2 thìa cà phê bột quế vào trong ly sữa ấm và khuấy đều. Uống ngay khi gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

Massage bụng

Cách làm: Ấn nhẹ và xoa đều quanh rốn cùng chiều với kim đồng hồ trong 3 phút rồi đổi chiều. Người bệnh có thể bôi thêm dầu nóng rồi xoa để cảm thấy dễ chịu hơn.

Chườm ấm

Cách làm: Chườm nhẹ nhàng túi chườm nóng vùng bụng. Nếu không có túi chườm, bạn có thể dùng 1 chai nước ấm, lăn nhẹ nhàng vùng bụng. Cách này giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Chườm ấm vùng bụng giúp dễ chịu hơn
Chườm ấm vùng bụng giúp dễ chịu hơn

Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt cho lành mạnh: Nên ăn ngủ đúng giờ, tập thể dục đều đặn và vừa sức, ăn uống khoa học,… 

Qua bài viết này, nhãn hàng An vị tràng TW3 mong rằng sẽ mang đến những thông tin đầy đủ và hữu ích cho người đọc. Nếu cần hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1286 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

2 thoughts on “Chướng bụng đầy hơi và những điều cần biết

  1. Pingback: Triệu chứng khó tiêu: Từ A->Z những điều cần biết

  2. Pingback: Ung thư đại tràng - dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị - An Vị Tràng TW3

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay