Tiêu chảy là tình trạng phổ biến, không những thường gặp ở trẻ em mà còn cả người lớn. Vậy nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn là gì? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng nhãn hàng An Vị Tràng TW3 tìm hiểu qua bài viết sau.
Nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong 1 ngày. Ở người lớn, nếu bị tiêu chảy cấp tính có thể kéo dài 2 – 3 ngày hoặc 1 tuần. Nếu tiêu chảy thường xuyên và kéo dài trên 2 tuần thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám.
Các nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn điển hình như: Nhiễm khuẩn đường ruột, ngộ độc thực phẩm,… Hoặc do bệnh lý như viêm đại tràng, hội chứng kích thích đường ruột.
Nhiễm khuẩn đường ruột
Các loại vi khuẩn phổ biến gây tiêu chảy như: Salmonella, Clostridium, tụ cầu,… Người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột do ăn thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh. Vi khuẩn thường có trong nguồn nước sinh hoạt hoặc trong các món ăn chưa chế biến chín như rau sống, gỏi cá sống,… Vì vậy, khi ăn thức ăn chưa được nấu chín có thể dẫn đến tiêu chảy. Hoặc do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngộ độc thực phẩm
Thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia gây độc cũng rất dễ dẫn đến tiêu chảy. Ngộ độc thực phẩm thường dẫn đến tiêu chảy và một số triệu chứng như: Đau bụng dữ dội, có thể kèm nôn mửa, sốt,… Thậm chí, người bệnh có thể bị co giật và nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời trong những trường hợp nặng.
Không dung nạp một loại đường
Có những trường hợp cơ thể không dung nạp được một số loại đường như: Lactose, glucose-galactose, fructose,… Vì thế, khi ăn các thực phẩm có chứa loại đường đó như trái cây, mật ong, sữa và chế phẩm từ sữa,… có thể dẫn đến tiêu chảy.
Vệ sinh kém
Vệ sinh cá nhân, môi trường kém cũng là nguyên nhân để tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Từ đó, vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào cơ thể và gây tiêu chảy.
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng có thể dẫn đến tình trạng giảm hấp thu, tăng nhu động ruột,… Do đó, gây nên tình trạng tiêu chảy. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột thường gặp khi vừa ốm dậy, lạm dụng kháng sinh. Do lạm dụng kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi nên dẫn đến mất cân bằng.
Hội chứng ruột kích thích
Nhu động ruột bị co thắt quá mức làm thức ăn di chuyển nhanh hơn, nước không được tái hấp thu hay nước từ niêm mạc ruột tiết ra quá mức. Do đó, gây tiêu chảy. Tình trạng này thường gặp khi thói quen ăn uống thay đổi. Hoặc do tác dụng không mong muốn của một số thuốc điều trị.
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng (còn được gọi là ruột già) bị viêm nhiễm. Một trong những triệu chứng điển hình của viêm đại tràng là đại tiện bất thường. Người bệnh thường gặp vấn đề tiêu chảy, có thể xen lẫn táo bón.
Cách điều trị tiêu chảy ở người lớn
Với trường hợp tiêu chảy nhẹ có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy nặng hoặc kéo dài thì cần đến cơ sở y tế để thăm khám và xử trí kịp thời. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được áp dụng:
Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể
Tiêu chảy khiến cơ thể mất nước và điện giải. Vì thế, cơ thể người bệnh thường mệt mỏi, choáng váng,… Nếu tiêu chảy kéo dài thì có thể dẫn đến trụy tim, mất mạch,… nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, cần bổ sung nước và điện giải cho cơ thể khi bị tiêu chảy. Người bệnh có thể bổ sung bằng cách uống nước lọc. Hoặc dùng các loại nước có chứa chất điện giải nhưng lưu ý không được có ga. Hoặc dùng oresol, tuy nhiên việc sử dụng phải đúng theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Thuốc kháng sinh
Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn thì thuốc kháng sinh sẽ đem lại hiệu quả. Còn nếu nguyên nhân là virus thì sẽ không có tác dụng. Việc dùng thuốc cần phải tuân theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế.
Điều trị bệnh lý
Nếu nguyên nhân là do bệnh lý thì điều trị bệnh lý đang mắc phải là cách để cải thiện và khỏi tiêu chảy.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Điều chỉnh chế độ ăn uống khi bị tiêu chảy là điều cần thiết để cải thiện bệnh và giúp cơ thể hồi phục. Những thức ăn người bệnh nên ăn là các thực phẩm dễ tiêu, được chế biến mềm, ít dầu mỡ,… Đảm bảo ăn chín, uống sôi. Tránh nước ngọt, nước có ga,…
Giữ vệ sinh
Vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường thường xuyên, sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn có cơ hội phát triển. Từ đó, tránh được tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Trên đây là những nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn và cách điều trị. Nhãn hàng An Vị Tràng TW3 hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu cần hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước: 1800.1286 để được tư vấn.
Pingback: Top 9 mẹo chữa đau bụng đi ngoài tại nhà hiệu quả