Đau bụng buồn nôn là bệnh gì và cách xử trí?

Đau bụng buồn nôn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như: Rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích,… Vậy đau bụng buồn nôn là bệnh gì và xử trí như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Đau bụng buồn nôn cảnh báo bệnh gì?

Đau bụng buồn nôn có thể chỉ do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học. Những thói quen ăn uống gây đau bụng, buồn nôn như: Ăn quá no, nằm ngay sau ăn, nhai không kỹ,… Những thói quen xấu này chính là yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh lý đường tiêu hóa như: Rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng,… Nếu do thói quen ăn uống mà chưa gặp phải các bệnh lý này thì chỉ cần điều chỉnh lại sao cho khoa học. Bên cạnh đó, đau bụng buồn nôn còn có thể là các triệu chứng của một số bệnh lý dưới đây.

Ăn quá no, nhai không kỹ,... là những thói quen xấu có thể gây đau bụng buồn nôn
Ăn quá no, nhai không kỹ,… là những thói quen xấu có thể gây đau bụng buồn nôn

Rối loạn tiêu hóa

Đau bụng, buồn nôn do rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến. Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra do chế độ ăn không khoa học, căng thẳng kéo dài, do bệnh lý,… Hoặc nếu dùng một đợt kháng sinh dài hay lạm dụng kháng sinh cũng khiến các lợi khuẩn đường ruột chết. Từ đó, mất cân bằng vi sinh và gây rối loạn tiêu hóa.

Triệu chứng phổ biến là đau bụng, người bệnh sẽ thường sẽ thấy đau âm ỉ, thi thoảng đau quặn. Ngoài ra, người bị rối loạn tiêu hóa còn gặp tình trạng đầy bụng, ợ chua, buồn nôn, đi ngoài,…

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra khi ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh, đồ ôi thiu hoặc thực phẩm có độc như nấm độc, cá nóc,… Các triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm là: Đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn, đi ngoài. Do đó, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng cần thiết.

Tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh tiêu hóa phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Trong đó, vi khuẩn E.Coli là tác nhân chính gây bệnh. Các biểu hiện rõ rệt khi bị tiêu chảy bảo gồm: Đau bụng, buồn nôn và đi ngoài. Cơn đau lúc thì âm ỉ, lúc lại dữ dội. Đi ngoài nhiều lần khiến người bệnh mệt mỏi, và chán ăn. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc trong phân có lẫn nhầy, máu thì nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như: Viêm đại tràng, hội chứng Crohn,…

Các biểu hiện rõ rệt khi bị tiêu chảy bảo gồm: Đau bụng, buồn nôn và đi ngoài
Các biểu hiện rõ rệt khi bị tiêu chảy bảo gồm: Đau bụng, buồn nôn và đi ngoài

Viêm loét dạ dày – tá tràng

Đau bụng, buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Nguyên nhân là do lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị viêm loét dẫn tới hàng loạt các triệu chứng như: Đau vùng thượng vị, buồn nôn, trào ngược, đầy hơi,… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng, tiến triển thành mãn tính. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày. Thậm chí, có thể gây ung thư dạ dày.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược dịch vị dạ dày lên thực quản. Do đó, dẫn đến đau rát vùng thượng vị và bị kích ứng vùng họng, miệng gây buồn nôn. Ngoài ra, người bệnh còn kèm theo các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, khàn giọng,…

Hội chứng ruột kích thích hay đại tràng co thắt

Hội chứng ruột kích thích còn có tên gọi khác là viêm đại tràng co thắt. Đau bụng và đại tiện bất thường là biểu hiện đặc trưng của bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn,… Nếu tình trạng bệnh kéo dài hoặc ngày càng nặng sẽ dẫn đến sụt cân, người mệt mỏi, xanh xao,… Thậm chí, có thể đi ngoài ra máu tươi hoặc phân đen. Chính vì thế, việc phát hiện ra bệnh càng sớm là càng tốt.

Đau bụng, đại tiện bất thường, buồn nôn,... là những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
Đau bụng, đại tiện bất thường, buồn nôn,… là những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Viêm ruột thừa

Các triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa bao gồm đau bụng vùng hố chậu phải, chán ăn, buồn nôn. Người bệnh có thể kèm theo sốt, mệt mỏi, có dấu hiệu nhiễm khuẩn như môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi. Trong trường hợp viêm ruột thừa cấp, cơn đau sẽ dữ dội kèm theo buồn nôn, nôn,…

Điều trị viêm ruột thừa chỉ có biện pháp ngoại khoa là phẫu thuật. Khi có biểu hiện của viêm ruột thừa bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Vì nếu chậm trễ có thể dẫn đến viêm phúc mạc, áp xe ổ bụng, gây tử vong. 

Xuất huyết tiêu hóa trên

Xuất huyết tiêu hóa trên là tình trạng xuất huyết xảy ra ở hệ tiêu hóa trên như thực quản, dạ dày, tá tràng. Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết tiêu hóa trên là:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Viêm loét dạ dày – tá tràng có thể dẫn đến xuất huyết khi các vết loét sâu gây vỡ mạch máu. Đa số chỉ ảnh hưởng đến mạch máu nhỏ. Tuy nhiên nếu không điều trị tốt, có thể gây xuất huyết ồ ạt do vết loét ngày càng sâu.
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm giãn tĩnh mạch thực quản. Đồng thời, tĩnh mạch phình vị cũng có thể bị giãn. Khi các tĩnh mạch này phình lớn sẽ gây vỡ, khiến tình trạng xuất huyết xảy ra. Xơ gan là nguyên nhân chủ yếu gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
  • Khác: Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến xuất huyết tiêu hóa trên như: Viêm loét trợt dạ dày, thực quản, hội chứng Mallory-Weiss, tổn thương Dieulafoy, viêm dạ dày cấp do stress, trầm cảm,…

Các triệu chứng điển hình là nôn ra máu, đi ngoài phân đen, có dấu hiệu mất máu,… Nếu nguyên nhân là do viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh còn có các triệu chứng đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua,… 

Viêm loét dạ dày - tá tràng có thể dẫn đến xuất huyết
Viêm loét dạ dày – tá tràng có thể dẫn đến xuất huyết

Nhiễm trùng đường niệu

Các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu như viêm cầu thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo,… thường gây đau bụng. Vị trí đau chủ yếu ở vùng bụng dưới. Ngoài ra, người bệnh còn có một số dấu hiệu khác là tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,… Các triệu chứng toàn thân có thể gặp phải là buồn nôn, sốt, mệt mỏi, ớn lạnh,…

Sỏi thận

Người bị sỏi thận cũng có triệu chứng đau bụng, buồn nôn.

  • Đau bụng: Người bị sỏi thận gặp phải tình trạng đau lưng, đau có lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.
  • Buồn nôn: Bị sỏi thận có thể ảnh hưởng tới tiêu hóa do thận và ruột có liên quan với nhau qua các dây thần kinh. Vì thế người bệnh có thể có biểu hiện buồn nôn, nôn.

Bên cạnh đó, người bị sỏi thận còn có các triệu chứng đau khi đi tiểu, tiểu dắt, tiểu són, tiểu ra máu,…

Sỏi tiết niệu

Sỏi ở đường tiết niệu sẽ chèn ép đường chảy của nước tiểu. Do đó, tương tự như sỏi thận, người bệnh sẽ có triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới và buồn nôn.

Người sỏi tiết niệu thường có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới, buồn nôn
Người sỏi tiết niệu thường có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới, buồn nôn

Nhiễm giun sán

Giun sán thường ký sinh chủ yếu ở đường ruột của người và động vật. Biểu hiện của người bị nhiễm giun sán thường là sụt cân, mệt mỏi, đau bụng vùng rốn, buồn nôn, rối loạn đại tiện,… Nguyên nhân dẫn đến nhiễm giun sán chủ yếu là liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và thói quen sinh hoạt. Vì vậy, cách phòng ngừa hữu hiệu nhất là: Tẩy giun định kỳ, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và cá nhân sạch sẽ.

Hội chứng Zollinger-Ellison

Hội chứng Zollinger-Ellison (ZES) là bệnh lý do xuất hiện một hoặc nhiều khối u gastrin trong hệ tiêu hóa. U gastrin tiết ra nhiều gastrin – hormone kích thích dạ dày tăng tiết axit. Từ đó, gây viêm loét dạ dày, tá tràng. Do đó, triệu chứng của bệnh sẽ tương tự như trường hợp bị viêm loét dạ dày – tá tràng. Người bệnh sẽ thường bị đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua, trào ngược,…

Mang thai

Khi mang thai, các chị em thường có các dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, chậm kinh, căng tức ngực,… Trong đó, chị em cần lưu ý phân biệt với trường hợp mang thai ngoài tử cung. Ngoài những triệu chứng như mang thai bình thường, mẹ mang thai ngoài tử cung sẽ gặp phải một số dấu hiệu khác lạ như:

  • Chảy máu âm đạo bất thường: Bình thường, khi mang thai bạn có thể thấy có một chút máu hồng. Nhưng ở người mang thai ngoài tử cung sẽ bị ra máu kéo dài, có màu đỏ thẫm. Rất ít trường hợp chửa ngoài tử cung mà không ra máu âm đạo bất thường. 
  • Đau bụng: Nếu mang thai ngoài tử cung, bạn thường gặp tình trạng đau bụng dưới. Cơn đau thường âm ỉ, thi thoảng đau dữ dội và kèm theo chảy máu âm đạo. Đau bụng kéo dài và đau ngày càng tăng do thai ngoài tử cung ngày càng lớn.

Nếu vỡ túi thai, bạn sẽ thấy đau dữ dội, chân tay bủn rủn, đổ mồ hôi, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. Vì thế, khi có thai bạn nên đi khám định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Khi mang thai, các chị em thường có các dấu hiệu đau bụng, buồn nôn
Khi mang thai, các chị em thường có các dấu hiệu đau bụng, buồn nôn

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra triệu chứng đau bụng, buồn nôn như:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Viêm nhiễm vùng kín
  • Nhiễm trùng đường mật
  • Sỏi mật
  • Đau bụng kinh
  • Do căng thẳng, stress

Nên làm gì khi bị đau bụng buồn nôn?

Đau bụng buồn nôn sẽ không quá nguy hiểm nếu do căng thẳng, stress hay trong chu kỳ kinh nguyệt,… Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi bị đau bụng, buồn nôn bạn nên có những biện pháp xử lý kịp thời. Trường hợp không quá nguy hiểm thì bạn có thể xử trí được tại nhà. Tuy nhiên, nếu bị kéo dài hoặc có những dấu hiệu bất thường thì nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Cần có các biện pháp xử trí khi bị đau bụng buồn nôn
Cần có các biện pháp xử trí khi bị đau bụng buồn nôn

Các biện pháp xử trí tại nhà

Các biện pháp xử trí tại nhà giúp bạn cải thiện tình trạng đau bụng, buồn nôn gồm:

  • Chườm ấm vùng bụng sẽ giúp bạn dễ chịu hơn
  • Uống trà gừng sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn và đầy bụng.
  • Ăn uống khoa học, đảm bảo đủ dinh dưỡng.
  • Sử dụng các tinh dầu bạc hà, vỏ cam,… để giảm cảm giác buồn nôn.
  • Gối cao đầu để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản.
  • Uống đủ nước mỗi ngày. Nếu bạn bị tiêu chảy khiến cơ thể mất nước và điện giải thì cần bổ sung. Bạn uống oresol để bù nước và điện giải. Chú ý cần pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
  • Tránh căng thẳng, stress kéo dài.

Khi nào cần đến cơ sở y tế để thăm khám

Đau bụng buồn nôn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Chính vì thế, nếu tình trạng này ngày kéo dài hoặc có những dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Một số triệu chứng bạn không nên chủ quan mà cần đi khám ngay:

  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn mửa nhiều lần
  • Đại tiện bất thường, đi ngoài nhiều lần 
  • Phân có lẫn nhầy hoặc máu
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, lờ đờ
  • Sút cân
  • Chán ăn
Đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời khi có dấu hiệu bất thường
Đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời khi có dấu hiệu bất thường

Đau bụng buồn nôn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý, Vì thế, người bệnh không nên chủ quan, cần có biện pháp phòng ngừa và xử trí đúng cách, kịp thời.  Qua bài viết này, nhãn hàng An vị tràng TW3 hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước: 1800.1286 để được tư vấn.

One thought on “Đau bụng buồn nôn là bệnh gì và cách xử trí?

  1. Pingback: Đau bụng nên làm gì cho nhanh khỏi

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay