Tiêu chảy – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh nhân tiêu chảy thường đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, nát, không thành khuôn

Tiêu chảy có thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Tình trạng này này khiến người bệnh mệt mỏi, mất nước. Nếu không điều trị có thể dẫn đến nguy kịch và tử vong. Chính vì vậy, nắm rõ các thông tin về bệnh này là vô cùng cần thiết.

Tiêu chảy là gì? Triệu chứng tiêu chảy

Là tình trạng đại tiện nhiều lần, phân lỏng hoặc nát bất thường.

  • Người bình thường: đi đại tiện 1 đến 2 lần mỗi ngày, phân thành khuôn
  • Người bị tiêu chảy: nhiều hơn 3 lần một ngày, phân lỏng, nhiều nước. Phân cũng có thể lẫn máu, nhầy hoặc sủi bọt, … tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh.

Ngoài ra người bệnh có thể có thêm các biểu hiện: đau bụng, nôn, buồn nôn, sốt, mệt mỏi, …

Bệnh nhân tiêu chảy thường đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, nát, không thành khuôn
Bệnh nhân tiêu chảy thường đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, nát, không thành khuôn

Tiêu chảy thường được chia làm 2 loại cấp tính và mạn tính:

Tiêu chảy cấp tính:

Xảy ra từ 1 đến 2 tuần. Tiêu chảy cấp xảy khi mắc các bệnh như tả, thương hàn, kiết lỵ, … Hoặc khi ngộ độc, dị ứng thức ăn gây cũng gây ra tiêu chảy cấp.

Tiêu chảy mạn tính:

Là tình trạng tiêu chảy kéo dài 4 tuần trở lên. Triệu chứng này thường xảy ra ở người mắc các hội chứng kém hấp thu hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc.

Nguyên nhân nào gây bệnh tiêu chảy?

Bệnh tiêu chảy ở người lớn và trẻ em gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Chủ yếu là do:

Đường ruột bị nhiễm khuẩn:

Các vi khuẩn như: E coli, Clostridium, Salmonella, Shigella,… xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Chúng tiết ra các chất làm đường ruột bị kích thích, gây đau bụng tiêu chảy, nôn mửa, phân lẫn nhầy hoặc máu, …

Nhiễm khuẩn đường ruột thường xảy ra khi chúng ta tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm. Hoặc chúng tay ăn các đồ ăn không được nấu chín như rau sống, gỏi cũng gây tình trạng này.

Điều kiện sống kém vệ sinh

Không gian sinh hoạt, nhà cửa kém vệ sinh cũng khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh đường ruột. Vì vậy cần vệ sinh sạch sẽ sàn nhà, bàn ghế, tay nắm cửa, … và các vị trí khác.

Đặc biệt cần đảm bảo vệ sinh cá nhân để hạn chế đưa mầm bệnh vào cơ thể. Nên rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Việc này có thể hạn chế tiêu chảy và các bệnh đường tiêu hóa.

Rửa tay thường xuyên hạn chế tiêu chảy và các bệnh đường tiêu hóa
Rửa tay thường xuyên hạn chế tiêu chảy và các bệnh đường tiêu hóa

Do rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng là nguyên nhân phổ biến. Khi các lợi khuẩn bị giảm sút, vi khuẩn có hại tăng lên, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa xảy ra.

Việc này thường do lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh kéo dài. Căng thẳng stress dài ngày cũng gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột.

Ngộ độc thực phẩm

Khi ăn thực phẩm ôi thiu hoặc chứa các phụ gia độc hại, cơ thể dễ bị ngộ độc. Người bệnh thường đau bụng, đi ngoài dữ dội, nôn mửa, có thể kèm theo sốt.

Do không hấp thu đường

Bình thường, các loại đường như lactose, glucose-galactose, fructose, … sẽ được hấp thu vào cơ thể. Khi không được hấp thu, chúng sẽ hút nước vào ruột và gây đi ngoài toàn nước. 

Trường hợp này thường gặp ở những người không dung nạp đường. Khi ăn các loại trái cây, sữa, mật ong, … sẽ bị tiêu chảy. Ngoài ra những người bị thiếu hụt các loại men như sucrase-isomaltase, lactase… cũng có thể xảy ra tình trạng đi ngoài nhiều lần, phân lỏng.

Tiêu chảy cũng hay gặp ở những người không dung lạp các loại đường
Tiêu chảy cũng hay gặp ở những người không dung lạp các loại đường

Do hội chứng ruột kích thích

Người mắc hội chứng ruột kích thích thường có nhu động ruột co thắt quá mức. Thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh và không được hấp thu một cách tối ưu. Nước cũng không được hấp thu và theo phân đi ra ngoài.

Tiêu chảy trong trường hợp này thường xảy ra sau khi ăn, nhất là đồ ăn lạ. Khi thay đổi thói quen ăn uống hoặc dùng thuốc cũng có thể gây tiêu chảy.

Do viêm đại tràng

Người viêm đại tràng thường mắc tiêu chảy và nhiều biểu hiện rối loạn tiêu hóa khác. Viêm đại tràng có thể do vi khuẩn, do sinh hoạt thiếu điều độ, stress quá mức, …

Điều trị tiêu chảy như thế nào?

Tiêu chảy nặng và kéo dài khiến cơ thể mất nước. Nếu không xử trí kịp thời, tử vong có thể xảy ra. Do đó bạn cần:

Bù nước và điện giải

Đây là bước vô cùng quan trọng, dù tiêu chảy do bất cứ nguyên nhân nào cũng cần bù nước và điện giải. Vì cơ thể bị mất một lượng nước lớn, nếu không được bổ sung có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận cấp, trụy mạch.

Có thể bù nước và điện giải bằng cách:

  • Uống dung dịch Oresol
  • Uống nước lọc, trà gừng, trà hoa cúc, nước cam, sữa chua, …
  • Truyền nước và điện giải: bệnh nhân nặng hoặc khó nuốt cần truyền nước và điện giải để bổ sung kịp thời.
Bù nước và điện giải vô cùng quan trọng
Bù nước và điện giải vô cùng quan trọng

Sử dụng kháng sinh để điều trị

Kháng sinh dùng trong trường hợp do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên kháng sinh sẽ không có tác dụng trong trường hợp tiêu chảy do virus. Sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy cần có chỉ định của bác sĩ.

Điều trị các bệnh khiến bạn tiêu chảy

Nhiều trường hợp tiêu chảy là triệu chứng của bệnh lý về đại tràng. Do đó bạn cần điều trị các bệnh lý này để chấm dứt tình trạng tiêu chảy. Nên đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.

Phòng ngừa tiêu chảy như thế nào?

Tiêu chảy dễ lây lan và cũng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Luôn thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Bạn cần:

  • Nâng cao vệ sinh môi trường, luôn chú ý vệ sinh cá nhân
  • Trong ăn uống, lựa chọn và chế biến thực phẩm cần đảm bảo vệ sinh
  • Dùng nước sạch, bảo vệ nguồn nước khỏi các tác nhân ô nhiễm
  • Cần xử trí đúng cách, không nên cầm tiêu chảy nếu chưa chắc chắn về nguyên nhân
  • Tiêm phòng để tránh các bệnh tiêu chảy do virus, ví dụ Rotavirus

Hy vọng qua bài này bạn đã có những thông tin hữu ích về tiêu chảy. Nếu cần tư vấn thêm, bạn hãy liên hệ đến tổng đài miễn cước 18001286, nhãn hàng An Vị Tràng TW3 sẽ giải đáp cho bạn.

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay