Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Điều này gây khó chịu cho người bệnh bởi các triệu chứng đau bụng, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng,… Chế độ ăn hợp lý góp phần không nhỏ trong phòng ngừa và cải thiện rối loạn tiêu hóa. Hãy cùng An Vị Tràng TW3 tìm câu trả lời cho thắc mắc rối loạn tiêu hóa nên ăn gì qua bài viết này.
Người rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? 11 thực phẩm dành cho người rối loạn tiêu hóa
Chế độ ăn có vai trò quan trọng giúp hệ tiêu hóa tốt hơn. Dưới đây là 11 thực phẩm dành cho người rối loạn tiêu hóa.
Táo
Trong táo có chứa pectin – một chất xơ hòa tan tốt cho hệ tiêu hóa.
- Pectin táo hoạt động như một prebiotic: Prebiotic là nguồn thức ăn để nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong đường ruột. Từ đó, giúp đường ruột tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
- Pectin táo giúp giảm táo bón, tiêu chảy: Pectin giúp tăng độ nhớt và thể tích của phân. Do đó, tình trạng táo bón và tiêu chảy được cải thiện một cách tự nhiên.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa khác: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh táo giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, viêm ruột kết,…
Chuối
Rối loạn tiêu hóa gây nôn, tiêu chảy nhiều và kéo dài sẽ khiến người bệnh mất nước, điện giải.Trường hợp này nên ăn chuối. Đây là một thực phẩm giàu kali để bổ sung lượng kali hao hụt. Ngoài ra, chuối còn giàu chất xơ giúp hấp thu các dịch thừa trong đường ruột và cân bằng hệ vi sinh, giảm tiêu chảy.
Bơ
Bơ không những giàu chất xơ (1/3 quả bơ chứa 3 gam chất xơ) mà còn chứa nhiều axit béo lành mạnh như omega-3,… Từ đó, giúp cải thiện tốt các hoạt động của hệ tiêu hóa. Hơn nữa, bơ giúp chuyển beta-carotene thành vitamin A có tác dụng bảo vệ niêm mạc tiêu hóa.
Đu đủ
Enzyme papain trong đu đủ giúp phá vỡ các chuỗi protein nên có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa tốt. Ngoài ra, papain thường dùng làm thành phần trong men tiêu hóa. Nó giúp giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ và nước trong đu đủ cũng giúp giảm táo bón.
Tuy nhiên, đu đủ ăn quá nhiều có thể gây tiêu chảy và đau bụng. Vì vậy, nếu gặp vấn đề về dạ dày, phân lỏng thì hãy giảm lượng đu đủ xem có cải thiện các triệu chứng không. Trường hợp không cải thiện thì nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe.
Dứa
Trong dứa có chứa enzyme bromelain giúp phá vỡ protein gây khó tiêu. Do đó, dứa có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ nóng, rối loạn đại tiện,…
Khoai lang
Khoai lang giúp giảm tiêu chảy, táo bón nhờ sự cân bằng giữa chất xơ hòa tan với không hòa tan. Chất xơ hòa tan sẽ hấp thụ nước và làm mềm phân còn chất xơ không hòa tan giúp tăng khối lượng phân. Thêm vào đó, chất xơ hòa tan giúp tăng lợi khuẩn trong đường ruột.
Cây thì là
Chất xơ có trong thì là giúp giảm táo bón và cải thiện đường tiêu hóa. Ngoài ra, thì là chứa chất chống co thắt giúp thư giãn cơ trơn hệ tiêu hóa. Từ đó cải thiện được các triệu chứng thường gặp như ợ nóng, đầy hơi, đau dạ dày…
Gừng
Gừng có tính kháng viêm, kháng khuẩn nên có hiệu quả trong chống nôn và hỗ trợ chữa rối loạn tiêu hóa. Gừng giúp tăng nhu động co bóp để đẩy thức ăn xuống ruột non, giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn,….
Yến mạch
Chất xơ trong yến mạch không chỉ cải thiện hệ tiêu hóa mà còn là nguồn thức ăn nuôi dưỡng các lợi khuẩn đường ruột. Một số thực phẩm tương tự như yến mạch người bệnh có thể bổ sung như: Ngũ cốc nguyên hạt, lúa mì nguyên hạt, gạo lứt,…
Súp lơ xanh
Trong súp lơ xanh có chứa hàm lượng cao chất xơ không hòa tan. Chất này giúp tăng khối lượng phân để đẩy nhanh tốc độ loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, giảm táo bón. Ngoài ra, rau xanh đậm màu chứa nhiều magie, giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhờ cải thiện các cơn co thắt. Các loại rau xanh đậm màu khác như: Cải bó xôi, rau chân vịt,….
Sữa chua
Sữa chua chứa probiotic và lượng lớn lợi khuẩn giúp tăng cường miễn dịch, tiêu hóa tốt. Ngoài ra, sữa chua còn rất hiệu quả trong điều trị táo bón, khó tiêu và hạn chế nguy cơ tiêu chảy.
Người rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm tốt, người bệnh không nên ăn các thực phẩm sau để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa:
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng: Thực phẩm nhiều dầu mỡ gây khó tiêu và thực phẩm có tính cay nóng sẽ khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa nặng thêm.
- Thực phẩm ăn tái, sống: Trong các thực phẩm này có thể chứa nhiều vi khuẩn có hại dễ gây rối loạn tiêu hóa.
- Thực phẩm ôi thiu, không rõ nguồn gốc: Các thực phẩm này luôn tiềm ẩn những nguy cơ liên quan đến sức khỏe, nhất là đường tiêu hóa.
- Thực phẩm nhiều đường: Bánh ngọt, socola, nước ngọt,… gây các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua.
- Rượu, bia, chất kích thích: Nhóm thực phẩm làm cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng.
Các lưu ý cho người rối loạn tiêu hóa
Người rối loạn tiêu hóa cần lưu ý thêm một số điều sau:
- Thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng.
- Ăn uống điều độ, khoa học.
- Có thể chia thành nhiều bữa nhỏ để giảm tải áp lực cho hệ tiêu hóa.
- Bổ sung đầy đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Có thể bổ sung nước khoáng, loại có nhiều kali, magie.
- Bổ sung vitamin C (ổi, cam,…) để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Rối loạn tiêu hóa không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Chế độ ăn góp phần không nhỏ trong cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Qua bài viết này, An Vị Tràng TW3 mong rằng sẽ mang đến những thông tin đầy đủ và hữu ích cho người đọc. Nếu cần hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1286 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.