Rối loạn tiêu hóa là tình trạng ai cũng có thể gặp, làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, mỗi người nên có hiểu biết về những dấu hiệu, nguyên nhân để phòng ngừa một cách hiệu quả. Hãy cùng An vị tràng TW3 tìm hiểu các thông tin hữu ích và cần thiết qua bài viết này.
Rối loạn tiêu hóa là gì?
Hệ thống tiêu hóa bao gồm các bộ phận từ miệng đến hậu môn. Hệ thống này giúp chuyển thức ăn thành chất dinh dưỡng để hấp thu qua ống tiêu hóa vào máu. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa còn có nhiệm vụ đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể.
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa. Điều này khiến quá trình tiêu hóa đảo lộn, biểu hiện qua các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, táo bón…
Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa
Người bị rối loạn tiêu hóa thường gặp các dấu hiệu sau:
- Đầy hơi, chướng bụng: Đây là dấu hiệu phổ biến với biểu hiện bụng căng tức, anh ách khó chịu như vừa ăn no.
- Đau bụng: Đau bụng có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào tình trạng bệnh.
- Buồn nôn, nôn: Thức ăn không được tiêu hóa có thể trào ngược lên thực quản gây nôn.
- Rối loạn đại tiện: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy, táo bón, đại tiện nhiều lần trong ngày,…
- Chán ăn: Các vấn đề về tiêu hóa thường khiến người bệnh có cảm giác đắng miệng, chán ăn.
- Ợ hơi, ợ nóng: Thức ăn không được tiêu hóa kịp sẽ sinh ra hơi, gây ợ hơi, ợ nóng.
Top 6 nguyên nhân thường gặp gây rối loạn tiêu hóa
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. Trong đó, có 6 nguyên nhân thường gặp phải kể đến là:
- Chế độ ăn không hợp lý: Chế độ ăn không cân đối, không hợp vệ sinh là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa.
- Uống nhiều rượu bia: Rượu bia làm mất cân bằng pH dạ dày, giảm men tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn.
- Stress kéo dài: Stress kéo dài cũng ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
- Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Điều này làm giảm các vi khuẩn có lợi gây ra chứng rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân thường do lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh không hợp lý,…
- Tập luyện không khoa học: Tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tập quá sức hoặc tập luyện khi vừa ăn no sẽ làm tổn thương các vòng cơ tại đường ruột.
- Tình trạng bệnh lý: Các bệnh lý về gan mật, dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng,… có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả
Rối loạn tiêu hóa thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, khó chịu. Và người bệnh có thể mắc hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, xuất huyết đại tràng…. Nguy hiểm hơn là có thể bị ung thư đại trực tràng.
Để phòng ngừa hiệu quả, cách tốt nhất là nên ăn uống và sinh hoạt khoa học:
Chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như bảo vệ hệ tiêu hóa tốt hơn.
- Uống đủ nước: Bổ sung đủ nước và chất điện giải khoảng từ 2-3 lít mỗi ngày. Hạn chế uống rượu, bia, đồ uống có ga,…
- Bổ sung chất xơ: Bổ sung chất xơ từ rau xanh, hoa quả.
- Ăn uống hợp lý: Ăn uống đủ chất, đúng giờ, ăn chín uống sôi, nhai kĩ. Không ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc, thức ăn ôi thiu, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng,…
- Bổ sung thêm lợi khuẩn: Ăn sữa chua hàng ngày sẽ cung cấp các lợi khuẩn giúp tiêu hóa tốt hơn.
Chế độ sinh hoạt khoa học
Chế độ sinh hoạt khoa học cũng là chìa khóa giúp hệ tiêu hóa tốt hơn. Một chế độ sinh hoạt khoa học gồm:
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh stress kéo dài.
- Tránh tình trạng ăn quá no hoặc để quá đói, không nằm ngay sau ăn no.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút/ngày để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Rối loạn tiêu hóa là xảy ra rất phổ biến. Tình trạng này kéo dài, sẽ khiến sức khỏe giảm sút. Đồng thời, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,…
Qua bài viết này, nhãn hàng An Vị Tràng TW3 mong rằng sẽ mang đến những thông tin đầy đủ và hữu ích cho người đọc. Nếu cần hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1286 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
Pingback: 6 TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN TIÊU HÓA PHỔ BIẾN - An Vị Tràng TW3
Pingback: Đầy bụng khó tiêu: Nguyên nhân và cách xử trí
Pingback: Đau bụng buồn nôn là bệnh gì và cách xử trí?
Pingback: Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa và cách phòng ngừa
Pingback: Viêm đại tràng co thắt: thông tin từ A đến Z - An Vị Tràng TW3