Đầy bụng khó tiêu rất phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ ai. Tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí đầy bụng, khó tiêu qua bài viết sau.
Những nguyên nhân thường gặp gây đầy bụng, khó tiêu
Nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu thường liên quan đến chế độ ăn uống và một số bệnh lý.
Nguyên nhân do thói quen ăn uống, sinh hoạt
Thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý là nguyên nhân phổ biến gây khó tiêu, đầy bụng. Cụ thể:
- Chế độ ăn không hợp lý: Ăn nhiều thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi là một trong những lý do dẫn đến tình trạng này. Các thực phẩm đó gồm: Sữa, ngũ cốc, đậu, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các thức ăn tái, sống (nem chua, tiết canh,…),…
- Thói quen ăn uống không khoa học: Ăn không đúng bữa, ăn nhanh, vừa ăn vừa làm việc, nằm ngay sau ăn, ăn quá no,…
- Uống nhiều đồ uống có gas, rượu bia,…
- Nhai kẹo cao su nhiều: Nhai kẹo cao su nhiều gây khó tiêu, đầy bụng do dễ tạo khí từ sorbitol, xylitol,… trong kẹo.
Nguyên nhân bệnh lý
Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng này gồm:
- Rối loạn tiêu hóa.
- Hội chứng ruột kích thích.
- Khả năng dung nạp lactose kém: Kém dung nạp lactose sẽ bị đầy bụng, khó tiêu khi ăn các thực phẩm nhiều lactose. Các thực phẩm nhiều lactose như: Sữa mẹ, sữa từ động vật, các sản phẩm làm từ sữa (kẹo sữa,…)
- Bệnh Celiac: Người mắc bệnh này sẽ không dung nạp Gluten. Do đó, khi ăn thực phẩm chứa gluten (bánh mì, ngũ cốc, bánh ngọt,…) sẽ khó tiêu, đau tức bụng,…
- Mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa: Viêm đại tràng, viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày, thực quản,…
- Mắc bệnh lý làm giảm tiết enzym tiêu hóa: Mắc bệnh liên quan đến tuyến tụy làm giảm tiết men tụy nên tiêu hóa kém. Bệnh sỏi mật, viêm gan làm giảm tiết mật và các enzym tiêu hóa.
Các nguyên nhân khác
- Stress, căng thẳng kéo dài: Căng thẳng, mất ngủ kéo dài làm rối loạn nhu động ruột gây khó tiêu, ợ hơi.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng kéo dài các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, … cũng sẽ gặp tình trạng này.
Cách xử trí khi gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu
Tình trạng khó tiêu, đầy bụng khiến người bệnh khó chịu, nhất là sau ăn. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh để có các cách xử trí khác nhau. Hiện nay, chủ yếu là điều trị triệu chứng và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để cải thiện bệnh. Nếu do bệnh lý gây ra thì sẽ điều trị nguyên nhân, triệu chứng kết hợp thay đổi lối sống. Các thuốc thường được dùng để điều trị gồm:
- Thuốc trung hòa axit dịch vị như: Maalox plus, Phosphalugel,…
- Thuốc ức chế bơm proton như: Omeprazol hoặc lanzoprazol,…
- Thuốc điều hòa sự co bóp của dạ dày như: Domperidone, metoclopramide,…
- Dùng men tiêu hóa.
- Điều trị bệnh mắc kèm khác.
Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng ngay các cách xử trí không dùng thuốc như sau:
- Chườm ấm vùng bụng: Người bệnh có thể sử dụng khăn ấm để xoa nhẹ vùng bụng trên rốn. Ngoài ra, có thể dùng túi chườm, chai nước ấm hoặc dầu nóng. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ để độ ấm vừa phải, tránh gây bỏng da.
- Kê cao gối khi nằm: Trường hợp đầy bụng, khó tiêu do trào ngược dạ dày thực quản thì nên kê cao gối khi nằm. Mục đích là để không bị trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản gây khó chịu khi ngủ.
- Vận động nhẹ nhàng sau ăn: Không nên nằm ngay sau ăn mà nên vận động nhẹ nhàng để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Bạn nên chọn những bài vận động nhẹ nhàng hoặc đi bộ, không nên vận động mạnh ngay sau ăn.
Cách phòng ngừa chứng đầy bụng, khó tiêu
Các cách phòng ngừa chứng đầy bụng, khó tiêu gồm:
- Chế độ ăn khoa học và hợp lý: Bạn nên ăn nhiều chất xơ trong rau, hoa quả,… Hạn chế ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo,… Hạn chế các thực phẩm gây đầy hơi như súp lơ, đậu, bắp cải,…
- Uống đủ nước mỗi ngày: Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas.
- Tránh các thói quen xấu như: Ăn quá no, nhai không kỹ, nằm ngay sau ăn,…
- Tập thể dục thể thao hàng ngày: Duy trì tập luyện các bài tập thể dục vừa sức ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tập luyện ít nhất 5 ngày/tuần.
- Luôn tạo tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng quá độ.
Đầy bụng, khó tiêu không quá nguy hiểm nhưng cần khám tại các cơ sở y tế khi mắc kèm các triệu chứng:
- Chán ăn, mệt mỏi kéo dài.
- Đại tiện hoặc tiểu tiện bất thường.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân, suy nhược cơ thể.
Qua bài viết, nhãn hàng An vị tràng TW3 mong rằng đã đem lại những thông tin hữu ích cho người đọc. Nếu cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1286 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
Pingback: Tổng hợp các cách chữa đầy bụng hiệu quả
Pingback: 5 dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng bạn không nên bỏ qua