Đau bụng tiêu chảy do nguyên nhân nào

đau bụng tiêu chảy do nguyên nhân nào

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau bụng tiêu chảy. Cần hiểu rõ để có cách xử trí phù hợp, tránh sự tiến triển thành biến chứng nguy hiểm.

Biểu hiện đau bụng tiêu chảy

Là cảm giác bụng đau âm ỉ hoặc dữ dội, có khi quặn lên từng cơn. Kèm theo đó là tình trạng đi ngoài phân lỏng.

Ngoài ra người bệnh còn gặp các biểu hiện như:

  • Đau thắt bụng khi ăn xong
  • Đại tiện phân lỏng, nát, có dịch nhầy
  • Đi ngoài nhiều lần gây rát hậu môn
  • Toát mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn
  • Ăn không ngon, chán ăn, cứ ăn lại đi ngoài
Đau bụng tiêu chảy có thể kèm theo buồn nôn, phân đen
Đau bụng tiêu chảy có thể kèm theo buồn nôn, phân đen

Nguyên nhân gây đau bụng tiêu chảy

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, đau bụng đi ngoài. Điển hình là:

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc do ăn phải thức ăn ôi thiu, nấm mốc là nguyên nhân phổ biến. Những thực phẩm này chứa nhiều độc tố, khiến hệ tiêu hóa phản ứng lại, gây tiêu chảy, đau bụng đi ngoài buồn nôn. Ngộ độc là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy đau bụng.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là bệnh đại tràng co thắt cũng gây ra đau bụng tiêu chảy. Người bệnh thường đau bụng sau khi ăn, nhu động tăng lên gây cảm giác buồn đi ngoài. Tình trạng đau bụng giảm hoặc hết hẳn sau khi đi ngoài. Phân thường lỏng hơn bình thường. Triệu chứng đau bụng tiêu chảy do đại tràng co thắt tăng lên sau khi ăn các thực phẩm lạ, thực phẩm khó tiêu, đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ.

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây ra rối loạn tiêu hóa với nhiều triệu chứng: đau bụng tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng bất thường, … 

Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng gây ra đau bụng tiêu chảy
Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng gây ra đau bụng tiêu chảy

Bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng gây ra tổn thương tại niêm mạc đại tràng. Đau bụng là triệu chứng điển hình của bệnh này. Cảm giác đau quặn ở bụng dưới hoặc dọc khung đại tràng. Người bệnh còn có thể kèm theo triệu chứng đầy hơi, chướng bụng chán ăn. Trường hợp viêm đại tràng cấp tính gây ra triệu chứng tiêu chảy.

Polyp đại trực tràng

Đau bụng tiêu chảy cũng có thể do có polyp ở đại trực tràng. Tiêu chảy có thể xen kẽ với táo bón, phân đen, phân lẫn máu.

Bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày cũng gây ra nhiều triệu chứng trên đường tiêu hóa như: nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua, chán ăn, tiêu chảy, đau bụng, đi ngoài nhiều lần.

Vào thời kỳ hành kinh

Trong thời kỳ hành kinh, cơ thể tiết ra chất trung gian hóa học là Prostaglandin để làm tăng co bóp tử cung. Chất này cũng làm tăng co bóp cơ trơn tại ruột, nhu động ruột tăng lên, dễ đi ngoài hơn. Chính vì vậy phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt thường bị đau bụng đi ngoài.

Bệnh Celiac

Hay còn gọi là bệnh không dung nạp Gluten – một loại Protein có trong lúa mạch, lúa mì. Khi ăn các thực phẩm chứa Gluten, người mắc bệnh này gặp nhiều triệu chứng, trong đó có đau bụng đi ngoài liên tục.

Cần làm gì khi bị đau bụng tiêu chảy?

Bổ sung nước và điện giải

Tình trạng tiêu chảy khiến cơ thể mất nước và điện giải, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tuần hoàn. Chính vì vậy cần bổ sung nước và điện giải khi xảy ra đau bụng tiêu chảy.

Bạn nên bổ sung bằng dung dịch Oresol, pha đúng tỷ lệ ghi trên nhãn. Nếu không bạn có thể tự pha từ đường, muối và nước theo tỉ lệ: 8 thìa cà phê đường: 1 thìa cà phê muối trong 1 lít nước.

Dù tiêu chảy do nguyên nhân nào thì bạn cũng nên bổ sung nước và điện giải.

Hạn chế những thực phẩm gây đau bụng tiêu chảy

  • Bạn nên hạn chế những thực phẩm mà bạn bị dị ứng. Nếu bạn dị ứng các thực phẩm như tôm, cua, nhộng, … bạn nên dừng ăn những thực phẩm này.
  • Hạn chế đồ ăn gây đầy hơi như hành, tỏi, dưa muối, cà muối, hành sống, đậu tương, … Các thực phẩm này sinh hơi, kích thích ruột nên dễ gây tiêu chảy.
  • Đồ ăn nhiều chất béo cũng nên hạn chế. Các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến nhiều dầu mỡ làm tăng co thắt ruột, khiến triệu chứng tiêu chảy tăng lên. 
  • Giảm bớt các loại rau nhiều chất xơ, khó tiêu khi bị đau bụng, đi ngoài. Các loại rau như măng, đậu bắp, rau cần, giá đỗ, … kích thích dạ dày và ruột co bóp nhiều hơn. Chính vì vậy có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
  • Một số thực phẩm như bơ, đường, sữa cũng gây khó tiêu. Nếu bạn bị đau bụng đi ngoài liên tục cũng cần hạn chế những thực phẩm này.
Dừng các thực phẩm gây dị ứng cho bạn để tránh đau bụng tiêu chảy
Dừng các thực phẩm gây dị ứng cho bạn để tránh đau bụng tiêu chảy

Nghỉ ngơi

Tiêu chảy, đi ngoài liên tục khiến cơ thể mất nước và mệt mỏi. Chính vì vậy cần có sự nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe cho người bệnh. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm nước, dinh dưỡng và điện giải.

Dùng men vi sinh hoặc ăn sữa chua

Men vi sinh là chế phẩm bổ sung lợi khuẩn, có thể giúp cân bằng lại hệ vi sinh ở đường ruột. Các loại men vi sinh thường chứa các chủng lợi khuẩn như: Lactobacillus, Bifidobacterium, Saccharomyces, … Các trường hợp có thể điều trị bằng men vi sinh: tiêu chảy do kháng sinh, tiêu chảy do nhiễm trùng, hội chứng ruột kích thích.

Sữa chua là thực phẩm chứa một lượng lợi khuẩn nhất định. Khi đau bụng tiêu chảy bạn có thể ăn sữa chua để cải thiện triệu chứng này.

Đến bệnh viện kiểm tra khi bị đau bụng tiêu chảy

Các trường hợp tiêu chảy nhẹ hoặc xảy ra trong thời gian ngắn từ 1-2 ngày, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng nếu sau 2 ngày tình trạng này ko giảm thì nên đến bệnh viện kiểm tra. Trường hợp người bệnh đi ngoài có phân đen, kèm theo sốt, đau đầu, khô miệng, giảm đi tiểu, tăng nhịp tim … cần gặp bác sĩ ngay.

Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra đau bụng tiêu chảy. Bên cạnh đó nhãn hàng An Vị Tràng TW3 cũng chia sẻ một số thông tin xử trí khi bị đau bụng tiêu chảy. Nếu có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800.1286.

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay